Có nên tẩy da chết cho da đầu?
Tẩy da chết da đầu là một cách tuyệt vời để giúp tóc khỏe hơn từ gốc đến ngọn. Bắt đầu với quy trình chăm sóc da đầu mỗi tuần một lần, sau đó tăng dần thành hai lần mỗi tuần nếu muốn. Bạn nên tránh để da đầu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sau khi tẩy tế bào chết. Nếu cần ra ngoài trời, hãy đội mũ hoặc xịt kem chống nắng có công thức SPF cho da đầu và tóc.
1. Tẩy da chết cho da đầu là gì?
Mặc dù cơ thể thay thế các tế bào da chết bằng các tế bào da mới một cách tự nhiên, nhưng đôi khi quá trình này cũng cần một chút trợ giúp dưới hình thức tẩy da chết. Điều này đúng ngay cả với da đầu.
Tẩy da chết da đầu là một bước quan trọng trong việc chăm sóc da đầu, bao gồm việc sử dụng các chất tẩy da chết vật lý hoặc hóa học để loại bỏ các tế bào da thừa, dầu và gàu. Nhiều chuyên gia về tóc cho rằng tẩy tế bào chết da đầu thường xuyên là chìa khóa giúp tóc bóng mượt, khỏe mạnh hơn từ chân tóc đến ngọn.
Bài viết sẽ đề cập về những lợi ích của việc tẩy da chết cho da đầu, cách làm chất tẩy da chết cho da đầu tại nhà và những sản phẩm nên mua.
2. Lợi ích của việc tẩy tế bào chết da đầu là gì?
Tẩy da chết da đầu có thể là một cách làm dịu và giảm căng thẳng để tiếp thêm sinh lực cho da đầu. Bằng cách này, tẩy da chết có thể mang lại lợi ích cho hầu hết những ai muốn thực hiện.
Tuy nhiên, tẩy tế bào chết trên da đầu có thể đặc biệt có lợi cho những người:
- Có gàu
- Da đầu khô
- Tóc dầu và bết
Trong khi bản thân tóc được tạo ra từ các tế bào da chết và việc cắt tóc không tạo ra cảm giác đau thì da đầu là các tế bào sống của cơ thể. Vì thế da đầu đòi hỏi sự chăm sóc và bảo dưỡng giống như đa số các phần còn lại của cơ thể bạn.
3. Các cách tẩy tế bào chết da đầu
Tẩy da chết da đầu có thể là một phần massage da đầu, một công đoạn trong quá trình chăm sóc da đầu.
Mặc dù việc mát-xa da đầu hàng ngày là an toàn nhưng bạn không nên tẩy tế bào chết trên da đầu một hoặc hai lần một tuần. Tẩy da chết sẽ loại bỏ dầu trên da đầu, và việc tẩy da chết quá thường xuyên có thể khiến da đầu “hoảng sợ” và tiết quá nhiều dầu.
Tẩy tế bào chết da đầu thường được thực hiện trên tóc ướt, khi vừa gội đầu xong. Sau khi chải kỹ và tách các phần tóc, bạn có thể dùng đầu ngón tay thoa hỗn hợp tẩy tế bào chết lên. Bạn cũng có thể sử dụng bàn chải hoặc găng tay được thiết kế để tẩy da chết. Nếu bạn đang sử dụng chất tẩy da chết vật lý, hãy chà xát theo chuyển động tròn một cách nhẹ nhàng.
Trong một số trường hợp, tẩy tế bào chết trên da đầu có thể khiến da đầu trở nên nhạy cảm hơn. Vì thế nên sử dụng kem chống nắng dạng xịt bảo vệ cho tóc để chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời và giảm tính nhạy cảm.
4. Các phương pháp tẩy tế bào chết da đầu tự nhiên có thể làm tại nhà
Bạn thường có thể tự làm chất tẩy da chết cho da đầu bằng các sản phẩm gia dụng. Dưới đây là một số gợi ý:
Đường nâu và bột yến mạch tẩy tế bào chết
Để làm hỗn hợp tẩy tế bào chết bằng đường nâu và bột yến mạch, hãy trộn: 2 thìa đường nâu với 2 thìa bột yến mạch, nghiền mịn 2 thìa dầu dưỡng tóc bạn chọn. Sự kết hợp đường và bột yến mạch tạo ra một hỗn hợp tẩy tế bào chết vật lý sẽ giúp loại bỏ các tế bào da chết trên da đầu. Sau khi gội đầu, thoa hỗn hợp lên tóc ướt. Dùng các đầu ngón tay di chuyển theo hình tròn một cách nhẹ nhàng để tiếp cận da đầu và gội sạch sau đó.
Aspirin tẩy tế bào chết
Để làm hỗn hợp tẩy tế bào chết bằng aspirin, hãy trộn: 6 đến 8 viên aspirin với 4 muỗng canh nước ấm. Aspirin chứa axit salicylic, một chất tẩy tế bào chết hóa học. Bạn có thể kết hợp sử dụng bàn chải đánh răng để thoa hỗn hợp lên da đầu. Chà nhẹ sẽ giúp loại bỏ các tế bào da chết. Gội sạch khi hoàn thành và tiếp tục sử dụng dầu xả yêu thích của bạn.
5. Các sản phẩm tẩy tế bào chết da đầu vật lý mà bạn có thể mua
Tẩy da chết vật lý có chứa các thành phần tạo ma sát với da đầu, giúp loại bỏ các tế bào chết trên da. Tẩy tế bào chết vật lý yêu cầu mát xa da đầu để phát huy tác dụng tốt nhất. Khi mua sản phẩm tẩy da chết vật lý cho da đầu, hãy tìm những từ như “scrubs” để xác định chúng.
Một số sản phẩm phổ biến bao gồm:
- L’Oreal Paris EverFresh Micro-Exfoliating Scrub: Loại tẩy tế bào chết này thân thiện với túi tiền và sử dụng hạt mơ như một chất tẩy tế bào chết vật lý. Vì hỗn hợp tẩy tế bào chết không chứa sulfate nên ít có khả năng làm bong tóc đã qua xử lý màu.
- dpHUE Apple Cider Vinegar Scalp Scrub: Loại sản phẩm tẩy tế bào chết này sử dụng muối biển hồng Himalaya như một chất tẩy tế bào chết vật lý. Muối biển được nghiền mịn cùng với dầu bơ và lô hội giúp làm dịu da đầu và ngăn ngừa kích ứng.
- Christophe Robin Cleansing Purifying Scrub with Sea Salt: Tẩy tế bào chết loại này được làm từ muối biển và được bán trên thị trường dành cho những người có làn da nhạy cảm. Thành phần bên trong còn chứa dầu hạnh nhân ngọt giúp làm dịu da đầu.
- R + Co Crown Scalp Scrub: Loại tẩy tế bào chết làm từ đường này vừa thuần thiên nhiên vừa không chứa sulfate. Sản phẩm nhận được đánh giá cao về mùi cũng như khả năng bảo vệ da đầu chống lại tia cực tím của ánh nắng mặt trời.
6. Các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học dành cho da đầu
Tẩy tế bào chết hóa học chứa các hoạt chất có tác dụng tẩy tế bào chết trên da đầu mà không cần các tác động cơ học. Luôn đọc thông tin trên các nhãn mác để xác định bạn nên để sản phẩm trong bao lâu và liệu nó có an toàn để tạo kiểu như bình thường sau khi sử dụng hay không.
Một số sản phẩm phổ biến bao gồm:
- Mặt nạ tẩy tế bào chết da đầu Phillip Kingsley Phillip Kingsley: có đầy đủ các dòng sản phẩm nhằm điều trị không chỉ tóc mà còn cả da đầu. Mặt nạ tẩy tế bào chết hóa học này chứa các thành phần hoạt tính như betaine salicylate để phá vỡ các tế bào da chết. Mặt nạ cũng chứa kẽm, giúp giảm sản xuất dầu thừa.
- Briogeo Scalp Revival Charcoal + Tea Tree Scalp Treatment: Phương pháp điều trị da đầu này sử dụng dầu cây trà để nới lỏng các liên kết của tế bào da chết và thúc đẩy quá trình tẩy da chết hóa học. Những người bị ngứa da đầu cũng sẽ thích thú với tinh dầu bạc hà, tạo cảm giác dễ chịu trong việc điều trị.
- Paul M Itchell Tea Tree Hair And Scalp Treatment: Sản phẩm dành cho da đầu này cũng sử dụng dầu cây trà để tẩy tế bào chết và làm sạch da đầu. Các thành phần nuôi dưỡng như vitamin E và bơ hạt mỡ sẽ mang lại cho bạn một da đầu mềm mại và mái tóc bóng mượt.
7. Các tác dụng phụ và rủi ro của việc tẩy tế bào chết da đầu
Bạn không nên tẩy tế bào chết trên da đầu nếu bạn đang gặp phải các vấn đề sau:
- Tình trạng nhiễm trùng cấp tính, chẳng hạn như nấm ngoài da
- Vết thương da đầu
- Chí, rận
Trong một số trường hợp, những người có làn da nhạy cảm có thể thấy rằng một số chất tẩy da chết hóa học hoặc vật lý quá khắc nghiệt đối với da đầu của họ. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, sưng tấy hoặc kích ứng trong khi tẩy tế bào chết, bạn nên ngừng sử dụng. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu cảm giác khó chịu vẫn còn.
Hy vọng thông tin trên đã cung cấp cho bạn thêm lựa chọn và giải đáp có nên tẩy da chết cho da đầu. Chúc bạn luôn có chế độ ăn khoa học và nâng cao năng suất làm việc cải thiện cuộc sống.